Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Cách phân biệt PR và Marketing

Ngày nay, các doanh nghiệp đều đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Marketing và PR là hai công cụ không thể thiếu để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.

Nhiều người cho rằng PR là một phần của Marketing và Marketing là một phần của PR và đồng nhất hai hoạt động này với nhau. Tuy vậy điều này không có nghĩa là có sự dung hòa tuyệt đối giữa hai hoạt động này. Ở đây, luôn luôn có một mức độ khác nhau nhất định hay có thể nói là sự “đua tranh” giữa PR và Marketing nhất là khi có câu hỏi đặt ra rằng : Hoạt động nào sẽ thống trị trong nay mai hay có đóng góp nhiều hơn cho công ty?

Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai hoạt động này? Bảng dưới đây sẽ đưa ra những yếu tố khác nhau cơ bản nhất để giúp bạn nắm rõ đâu là Marketing và đâu là PR:

Marketing & Public relations

1. Khái niệm:
- Marketing thúc đẩy hoạt động đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng.
- PR giúp cho một tổ chức và cộng đồng của nó có mối liên hệ với nhau, một cách tương hỗ.

2. Mục tiêu
- Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động marketing là doanh số bán hàng.
- Mục tiêu ngắn hạn của hoạt động PR là sự thấu hiểu lẫn nhau hoặc sự định vị vị trí của tổ chức đó trong long khách hàng hay cộng đồng của mình.

3. Hoạt động
- Marketing hoàn toàn là vì lợi nhuận.
- Mục tiêu tuyệt đối của hoạt động PR là sự yêu mến và những cái nhìn đầy tích cực của công chúng đối với công ty.

4. Thước đo
- Doanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing.
- Thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là nhữn ý kiến từ phía cộng đồng hay những bằng chứng sự ủng hộ từ phía công chúng. 

Ngày nay, cả Marketing và PR đều đang ở trong giai đoạn phát triển rực rỡ của mình và đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới kinh doanh. Một số công ty và tổ chức thưởng chỉ sử dụng một trong 2 công cụ trên. Một số khác thì sử dụng cả 2. Mức độ mà những tổ chức này sử dụng dung và phương thức sử dụng chúng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, tầm vóc và lịch sử của mỗi tổ chức.

Tuy nhiên cũng có một số những sự tương đồng cở bản sau:

Nếu đó là một tổ chức phi lợi nhuận như những dịch vụ được cung câp bởi chính phủ hay các chương trình y tế công cộng,…. thì mục tiêu cơ bản của những hoạt động này là phục vụ cộng đồng. Trong những tổ chức này thì hoạt động PR là phương tiện có tầm quan trọng hơn bởi vì việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng thực sự là ưu tiên hàng đầu. Có thể nó sẽ không có một phòng chuyên trách marketing nào cả bởi vì tổ chức không cần “bán” gì cả hoặc cũng có thể có một tiểu bạn nhỏ mà công việc của ban này là khuyến khích cộng đồng sử dụng dịch vụ của tổ chức.

Nếu đó là một công ty kinh doanh và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu thì hoạt động marketing hay có thể gọi là phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng hơn. PR trong trường hợp này đững vị trí thứ hai và là hoạt độg nhằm hỗ trợ và phát triển những mãi lực marketing.

Đối với một doanh nghiệp nhỏ, có thể sẽ không có một phòng PR riêng biệt mà có thể chỉ có một số người đảm trách công việc này trực thuộc phòng Marketing.

Đối với những doanh nghiệp lớn thì hoạt động PR và Marketing được phân chia rõ rệt và tầm quan trọng của hai hoạt động này được phản ánh qua sự phát triển của công ty, bao gồm những chính sách bên trong doanh nghiệp hay những nhân viên xuất sắc (staff personalities).

Đối với những doanh nghiệp trung bình và lớn thì hoạt động Marketing sẽ giúp gia tăng doanh số của việc bán hàng hay sử dụng dịch vụ và trực tiếp đóng góp vào lợi nhuận của công ty, còn hoạt động PR thì sẽ liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng ( thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu được sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty ( bao gồm cả hoạt động bán hàng).


Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn trên tỷ trọng số doanh nghiệp trên cả nước ( khoảng 80%), hoạt động PR và Marketing được kết hợp và coi như làm một. Trong những năm trở lại đây, hoạt động PR mới được các doanh nghiệp quan tâm cũng như được các doanh nghiệp biết đến. 

Tuy vậy, ở nước ta chỉ có một số ít trường ĐH đào tạo marketing hoàn chỉnh như trường ĐH Kinh tế quốc dân, Viện Marketing TPHCM , còn hoạt động PR hầu như không có, chỉ có các buổi tập huấn mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, không được đào tạo bài bản. 

Có thể kể đến một số hoạt động PR thành công ở Việt Nam như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa hay Viettel Mobile với chương trình từ thiện “Vì người nghèo”. Những chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.

Nói tóm lại, hoạt động Marketing và PR là khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự “đối đầu”. 

Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Trung thực là yếu tố hàng đầu trong cả hai hoạt động. PR không chỉ là Public Relations mà đó còn là Performance ( sự hoạt động) và Recognition ( sự công nhận). Một mối quan hệ tốt luôn dựa trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín lâu dài.

Nguồn Internet
Chuyên đề: PR và Marketing
Website: www.ChauA.vn

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Bí quyết để trở thành nhà môi giới thành công

Khởi nguyên của mọi thành công hay thất bại của cá nhân đều xuất phát từ các tố chất của con người đó. Mỗi lĩnh vực, nghành nghề cần một tố chất khác nhau để phù hợp với yêu cầu công việc. Đức tính kiên trì và sự quyết tâm mới giúp những nhà môi giới vượt qua được đầm lầy của thất bại.

Bí quyết để trở thành nhà môi giới thành công
1. Về con người
Khởi nguyên của mọi thành công hay thất bại của cá nhân đều xuất phát từ các tố chất của con người đó. Mỗi lĩnh vực, nghành nghề cần một tố chất khác nhau để phù hợp với yêu cầu công việc. Nghĩ đến tố chất mọi người thường nghĩ đến sự thông minh nhưng để phát triển ở một đỉnh cao thì thông minh chỉ là một lợi thế có sẵn.

Đối với các giao dịch Bất động sản khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch đến khi kết thúc thường dài hơn so với các giao dịch mua bán hàng hóa thông thường khác như mua thực phẩm, đồ dùng, quần áo… nên trong quá trình đó luôn tiềm ẩn các thất bại không lường. Điều đó đòi hỏi nhà môi giới cần phải hết sức kiên trì và tận tâm trong công việc cho đến khi giao dịch kết thúc và đi đến thành công.

Kiên trì và tận tâm trong công việc không chỉ trong một thương vụ mà đức tính này cần phải rèn luyện và phát triển trong suốt sự nghiệp của nhà môi giới và điều đầu tiên để bạn trở thành nhà môi giới thành công thì yếu tố đầu tiên không gì khác chính là niềm đam mê của bạn, lòng kiên trì và sự tận tâm của bạn trong công việc.

2. Hãy trở thành người am hiểu thị trường bất động sản

Niềm đam mê trong công việc, đức tính kiên trì và sự tận tâm trong công việc sẽ là ngọn đuốc dẫn dắt bạn phải làm gì để thành công trong công việc. Bất kể nghành kinh doanh đó là gì thì sự am hiểu về thị trường bạn đang tham gia là yếu tố không thể thiếu.

Về cơ bản để có được sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường bạn phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến nguồn cung Bất động sản, sản phẩm của các công ty tham gia đầu tư, phân khúc sản phẩm đó ứng với mỗi loại khách hàng.

Bằng quan sát và tìm hiểu thông tin thực tế bạn cũng phải biết nhu cầu thực của người mua tại thời điểm hiện tại và tương lai như thế nào mặc dù để dự đoán được điều này là rất khó.

Tổng hợp các kiến thức về thị trường Bất động sản về xu thế mua bán, đầu tư, thông tin tài chính, thông tin các dự án Bất động sản sẽ hình thành và phát triển trong tương lai là kiến thức vô cùng quí báu giúp bạn tư vấn cho khách hàng mua và bán hiệu quả trong từng thời điểm và giai đoạn khác nhau của thị trường.

Kiến thức sâu sắc về thị trường trong phân khúc bạn tham gia hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tư vấn cho khách hàng và cũng chính là một ưu thế để bạn đi gần hơn trên con đường đi tới thành công về nghề nghiệp. Kiến thức này bạn cũng có thể tự bổ trợ thêm bằng các kiến thức kinh tế học và marketing.

3. Phát triển đối tác và khách hàng

Hai yếu tố trên phần nào giúp bạn tự tin trong công việc và trang bị cho mình kỹ năng cơ bản để xử lý các vấn đề trong quá trình môi giới và kỹ năng xử lý cơ hội. Khách hàng và cơ hội sẽ không tự tìm đến chúng ta mà công việc của chúng ta là đi tìm khách hàng và đi tìm cơ hội cho chính bản thân mình. Quá trình làm việc trực tiếp với khách hàng sẽ giúp bạn kiểm chứng những kỹ năng và sự hiểu biết của mình.

Để có nhiều cơ hội bạn hãy thường xuyên mở rộng và phát triển các mối quan hệ mới và phát triển mở rộng đối tác cũng như khách hàng từ các mối quan hệ sẵn có. Cơ hội sẽ không đến ngay với bạn mà nó đến rất bất ngờ và đôi khi là sự tình cờ và bạn cũng phải tự tin và chắc chắn rằng bản thân mình đủ kiến thức và kỹ năng xử lý tốt các cơ hội đó để biến nó thành thành quả trong công việc.

Sự kiên trì và tận tâm trong việc phát triển đối tác cũng như khách hàng sẽ giúp bạn trưởng thành nhiều trong công việc. Bạn sẽ có nhiều khách hàng và có nhiều nguồn thông tin tốt đến từ sự kiên trì này.

4. Trung thực

Nhà môi giới là cầu nối giúp người mua và người bán gặp nhau và là người rất quan trọng tư vấn giúp người mua đưa ra quyết định trong việc mua bán. Để thành công trong sự nghiệp nhà môi giới không chỉ giỏi về chuyên môn và kỹ năng mà uy tín cũng chính là yếu tố rất quan trọng. Người mua thường đưa ra quyết định không chỉ đơn thuần vì nghĩ bạn giỏi mà sự úy tín của bạn trong quá trình làm việc và chiều sâu trong tư vấn giúp họ đưa ra quyết định mua bán.

Để xây dựng uy tín với khách hàng trong quá trình tư vấn bạn phải trung thực đưa ra các thông tin có tính chất quyết định trong việc mua bán, không che dấu các thông tin bất lợi với mục đích cuối cùng là tạo ra lợi ích, giá trị trong các quyết định mua bán.

 Không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và đối tác bạn đang có cũng như làm phương hại đến chính sự nghiệp đang trong quá trình phát triển của bạn.

Trung thực trong công việc với đối tác và với khách hàng trong công việc giúp bạn nâng cao uy tín và xây dựng một mạng lưới đối tác và khách hàng trung thành điều đó chắc chắn cũng không thể thiếu trên con đường đi đến thành công của bạn.

5. Kỹ năng đàm phán

Bản chất thực trong công việc cuối cùng của nhà môi giới là đàm phán, bạn sẽ là người trung gian đứng ra tư vấn cho hai bên mua và bán xoay quanh các vấn đề cơ bản nhưng chưa tạo được ra sự hài lòng giữa hai bên mua và bán. Vấn đề về giá cả, phương thức thanh toán, sự phù hợp của Bất động sản đang giao dịch đối với người mua và mức giá phù hợp để có thể giao dịch đối với cả hai bên mua và bán.

 Chúng ta phải giúp bên mua và bên bán tìm ra điểm đồng thuận chung trong giao dịch… để nói hết về kỹ năng này trong bài viết là điều không thể, bằng sự trải nghiệm trong quá trình làm việc cá nhân tác giả muốn liệt kê một số đức tính cũng như kỹ năng cần phải có đối với nhưng ai đang tham gia và mong muốn tham gia vào lĩnh vực này. Và đó chính là kỹ năng chung ta phải thường xuyên rèn luyện và phát triển nếu như muốn đi đến thành công.

Châu Á Group










































































































Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

10 cách làm mạnh nhãn hiệu ít tốn kém

Nhiều doanh nghiệp làm rất tốt việc theo đuổi quan hệ với khách hàng nhưng lại không nuôi dưỡng được quan hệ đó lâu dài.

10 cach lam manh nhan hieu it ton kem

Duy trì quan hệ tốt với khách hàng là tạo ra một điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp củng cố hình ảnh của mình và củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể chống đỡ tốt hơn với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Không ít người nghĩ rằng việc xây dựng nhãn hiệu đòi hỏi phải có một ngân sách lớn. Tuy nhiên, John Williams, một chuyên gia tư vấn về quảng cáo có 25 năm kinh nghiệm, là Chủ tịch của LogoYes.com (một trang web chuyên giúp các doanh nghiệp tự thiết kế logo lớn nhất thế giới). Ông đưa ra những cách dưới đây để giúp các doanh nghiệp có ngân sách tiếp thị hạn hẹp vẫn có thể làm mạnh nhãn hiệu của mình:

1. Xây dựng một chương trình liên kết. Một chương trình liên kết tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn là khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Việc xây dựng chương trình liên kết đặc biệt có tác dụng đối với các doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử. Thông qua các liên kết với các trang web quảng cáo có chi phí thấp (như quảng cáo dạng “pay-per-click” -tức là người quảng cáo chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo khi có khách hàng nhấp vào các đường dẫn đến trang web của mình), doanh nghiệp có thể tăng lượng khách hàng ghé thăm trang web của mình trong một thời gian ngắn.

2. Khởi xướng hay tham gia đóng góp nội dung cho một nhật ký Internet (blog). Nên tìm một blog trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều người truy cập, và tải lên blog đó những bài viết về doanh nghiệp. Những bài viết này phải có tính liên quan và có thể tạo ra sự chú ý của khách hàng. Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

3. In logo lên các tờ nhãn hay miếng dán (sticker) và đính chúng lên các văn bản giao tiếp với khách hàng. Những thông tin trên các miếng dán thường gây sự chú ý rất cao. Nội dung của các miếng dán này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng chúng phải có logo và màu sắc của doanh nghiệp.

4. Đính kèm câu khẩu hiệu vào phần chữ ký của thư điện tử. Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn một câu khẩu hiệu để giúp phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác thì nên nghĩ ra một câu và sử dụng nó cho mục đích xây dựng nhãn hiệu. Có thể quảng bá câu khẩu hiện này một cách đơn giản như nói trên.

5. In logo lên các vật dụng không quá đắt tiền như nón, túi xách. Nên chọn những vật dụng thiết thực và mua với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Có thể phát những vật dụng này cho các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả các nhà cung cấp mỗi lần ghé thăm họ.

6. Gửi bản tin bằng thư điện tử cho các khách hàng. Trong những bản tin như vậy, ngoài bài viết của doanh nghiệp, có thể chỉ ra các đường dẫn đến các bài viết khác có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp theo đuổi. Đây là một cách làm khá hiệu quả để củng cố hình ảnh của doanh nghiệp một cách thường xuyên.

7. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn với báo chí chuyên ngành hay của địa phương mà khách hàng mục tiêu thường đọc nhất. Nên thể hiện tính tiên phong của mình trong việc đưa ra những nhận định, dự báo về triển vọng, các xu hướng liên quan đến ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

8. Thăm khách hàng vào những dịp lễ và tặng họ những món quà nhỏ. Có thể gắn logo của doanh nghiệp lên những món quà này. Những món quà như vậy thường sẽ gây ngạc nhiên cho khách hàng và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp.

9. Cảm ơn khách hàng đã giao dịch, đã đưa ra những phản hồi, ý kiến đóng góp về sản phẩm hay dịch vụ. Nên gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho khách hàng để cảm ơn hoặc ghé thăm họ trực tiếp nếu thời gian cho phép.

10. Bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải nhất quán, tương đồng về hình ảnh. Các tài liệu, vật dụng như danh thiếp, đồ dùng văn phòng, bảng hiệu, bao bì, brochure và trang web của doanh nghiệp phải thể hiện tên, logo và câu khẩu hiệu một cách nhất quán.

Về bản chất, xây dựng nhãn hiệu chính là xây dựng lòng tin từ khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có thời gian và sự nhất quán chứ không cứ phải nhờ cậy đến một ngân sách tiếp thị khổng lồ.

                                                                                                                                      Phòng Maketing Online
                                                                                                                                             Châu Á Group

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Những sai lầm nhà quản lý “non” kinh nghiệm hay mắc phải

  Việc quản lý ban đầu có thể rất khó khăn. Bởi vì quản lý là một nghệ thuật và đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải luôn luôn được đào tạo, trau dồi và nâng cao trình độ.
  
                                                  
Những sai lầm nhà quản lý “non” kinh nghiệm hay mắc phảiTuy nhiên, 1 cuộc trưng cầu ý kiến gần đây chỉ ra rằng 1 nửa các nhà quản lý không hề được đào tạo trước khi bắt đầu công việc của mình. Chính điều này càng làm cho những nhà quản lý mới thường hay gặp nhiều sai lầm hơn. Dưới đây là danh sách 10 sai lầm phổ biến nhất mà những nhà quản lý mới vào nghề hay gặp phải vậy nên bạn có thể biết và tránh mắc phải chúng.

1. Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ
Nếu bạn vừa được đề bạt để làm quản lý bộ phận sản xuất, bạn có thể có cảm giác rằng mình biết mọi thứ trong bộ phận này. Ngay cả khi điều đó có đúng hay không, bạn chắc chắn rằng không thể biết mọi thứ về phần quan trọng nhất trong công việc mới mẻ nhưng đầy thách thức này, quản lý con người. Hãy lắng nghe những người xung quanh họ và hỏi ý kiến họ khi cần thiết. Hãy luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những điều mới.

2. Cho mọi người thấy rằng ai là người lãnh đạo
Tin tôi đi, tất cả mọi người làm việc với bạn biết ai là người lãnh đạo. Bạn không cần phải khoe khoang về việc mình đang làm sếp. Tuy nhiên, những hành động của bạn phải chứng minh rằng với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn đang tạo nên những thay đổi tích cực.

3. Thay đổi mọi thứĐừng làm loạn mọi thứ. Nếu mọi việc chỉ đơn giản diễn ra không phải theo cách bạn muốn và thường làm thì không có nghĩa là nó sai. Hãy học cách phân biệt 2 từ “khác biệt” và “sai”.

4. Sợ hãi khi làm bất kì việc gì?Có thể bạn không yêu cầu được lên chức. Có thể bạn không tự tin rằng mình có thể làm được. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Những vị lãnh đạo cấp cao sẽ không bao giờ cho phép bạn ngồi vào chiếc ghế đó nếu họ không chắc rằng bạn đủ lớn để ngồi lên nó.

5. Không dành thời gian để tìm hiểu mọi người
Có thể bạn làm việc với những người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hiểu họ. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ thích thú, làm thế nào để thúc đẩy họ, điều gì làm họ sợ hãi và lo lắng. Cố gắng tìm và hiểu họ từng người 1, vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ 1 cách hiệu quả. Những nhân viên dưới quyền có thể giúp đỡ bạn cũng như hất văng bạn trên con đường trở thành 1 nhà quản lý tuyệt vời. Hãy quan tâm và dành thời gian cho họ!

6. Không dành thời gian cho sếp
Vì sếp vừa mới thăng chức cho bạn, chắc chắn là họ hiểu rằng bạn sẽ bận rộn thế nào và không cần dành thời gian cho họ, đúng vậy không? Bạn nhầm rồi. Công việc của bạn cũng như trước kia khi bạn vẫn còn là 1 nhân viên quèn, đó là giúp đỡ sếp của bạn. Hãy dành 1 quỹ thời gian nhất định để gặp sếp vừa để thông báo tình hình vừa để nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn.

7. Không chú ý tới những vấn đề hoặc những nhân viên gây rốiBạn sẽ không bao giờ tránh được những rắc rối hay hi vọng rằng tự chúng sẽ biến đi. Khi chuyện gì đó xảy ra, bạn phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể yêu cầu thông tin hay sự giúp đỡ từ người khác, nhưng nó có nghĩa là bạn là người phải chú tâm tới chúng.

8. Không để bản thân cư xử như 1 con ngườiViệc bạn là 1 nhà quản lý không có nghĩa là bạn không có tình người, rằng bạn không được cười, không được bộc lộ cảm xúc hay thỉnh thoảng mắc lỗi.

9. Không bảo vệ nhân viên của bạnNhững người trong nhóm của bạn sẽ gặp sức ép từ mọi phía. Những bộ phận khác có thể đổ lỗi cho bạn vì giao diện có vấn đề. Sếp có thể đổ hết những công việc khó nhằn sang bộ phận của bạn. Phòng nhân sự có thể đưa ra quyết định rằng mức lương trong bộ phận của bạn quá cao. Đó là lúc bạn phải đấu tranh cho cấp dưới và đảm bảo rằng họ được đối xử càng công bằng càng tốt. Họ sẽ đáp lại bạn bằng sự trung thành.

10. Tránh nhận trách nhiệm về bất cứ việc gìCho dù bạn có thích hay không, với cương vị là 1 nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm 100% về mọi thứ xảy ra trong bộ phận của bạn. Bất kì điều gì mà ai đó trong bộ phận của bạn làm là tấm gương phản ánh của bạn. Bạn phải xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả để đảm bảo rằng mọi chuyện xảy ra sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm. Trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau.


                                                                                                                                       Phòng Maketing Online
                                                                                                                                             Châu Á Group

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Để chiến lược về mối quan hệ khách hàng hiệu quả

Sự thành công của những công ty như USAA liên quan đến mối quan hệ mà họ xây dựng với khách hàng. Mối quan hệ này đã làm tăng giá trị thực tế trong nhận thức của khách hàng. Giá trị đó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức sau: 

Đơn giản hóa: Cuộc sống hay công việc của khách hàng. Người mua bảo hiểm ô tô của USAA không phải mua bảo hiểm mới mỗi lần họ chuyển sang bang khác.

Lợi ích liên tục: Microsoft co được mối quan hệ nhờ vào việc thông tin liên tục cho những người sử dụng phần mềm về những cập nhật quan trọng mà khách hàng có thể tải về miễn phí.

Dịch vụ được cá nhân hóa: Nhiều khách sạn đã triển khai các phương pháp cá nhân hóa để phục vụ những du khách thường xuyên bằng cách lưu trữ thông tin đăng ký khách sạn và thị hiếu khách hàng trong cơ sở dữ liệu toàn hệ thống. Điều này giúp các nhân viên xử lý nhanh việc đăng ký, đáp ứng dịch vụ như khách hàng mong muốn và cộng thêm tính chất cá nhân trong dịch vụ: “Chào mừng ông Jones đã quay trở lại khách sạn XYZ. Chúng tôi có phòng không hút thuốc dành cho ông. Ông vẫn còn thích đọc tờ Wall Street Journal cùng bữa điểm tâm có cà phê, mứt và bánh mì chứ?”.

Đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng: Hầu hết các công ty bán sản phẩm và dịch vụ theo một quy cách cho tất cả mọi người. Nếu bạn có thể phát triển khả năng đáp ứng theo nhu cầu đặc biệt của các cá nhân khách hàng, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ hơn với họ.

Liên hệ cá nhân: Thay vì chuyển các cuộc gọi đến của khách hàng cho bất kỳ nhân viên dịch vụ khách hàng nào đang có mặt, hãy giao một nhóm khách hàng cho một nhân viên phụ trách riêng để cuộc giao dịch mang tính chất cá nhân nhiều hơn.

Liên tục tìm hiểu: Nhiều công ty dùng phương pháp CRM (Customer Relationship Management - Quản lý Mối quan hệ Khách hàng) để hiểu và phục vụ tốt hơn những khách hàng trung thành và có khả năng đem lại lợi nhuận nhiều nhất. Phương pháp CRM này thiết lập các điểm tiếp xúc giữa khách hàng và công ty, và xem mỗi điểm như một cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về nhu cầu khách hàng.

Một chiến lược dựa trên mối quan hệ khách hàng có thể đem lại những kết quả đầy sức thuyết phục cũng như lòng trung thành mạnh mẽ của khách hàng. Dĩ nhiên, vẫn có nguy cơ là nhiều người tuy có mối quan hệ thân thiết nhưng vẫn chuyển qua nhà cung cấp có chi phí thấp hơn khi họ mua hàng số lượng lớn.

Như một chủ nhà nói: “Tôi thường đến cửa hàng phụ tùng nhỏ gần nhà để mua hàng. Người chủ cửa hàng biết tôi và tôi có thể tham vấn anh ấy khi cần phải sửa chữa vòi nước, lát gạch men hay những việc linh tinh khác. Nhưng khi cần mua những món hàng lớn và có giá trị, tôi lại đến Home Depot”. Khó khăn của người bán trong những trường hợp này là kiểm soát các thương vụ mua hàng lớn.

CHÂU Á GROUP
                                         

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Màu sắc trong chiến lược quảng cáo

Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, những hình thức quảng cáo tiếp thị sẽ đến với người tiêu dùng một cách thường xuyên hơn cập nhập hơn. Để đạt được mục tiêu nhà sản xuất đề ra thì xây dựng những chiến lược quảng cáo, tiếp thị là điều cần thiết cho mỗi nhà sản xuất hoặc tổ chức xã hội. Các hình thức quảng cáo ra đời sao cho hù hợp, tiện dụng nhất với đặc điểm từng đối tượng cần được quảng cáo.

Tiếp thị là hình thức giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng một cách trực tiếp nhất, ấn tượng nhất. Sự đồng bộ trong quảng cáo tiếp thị là điều cần thiết để tạo ra ấn tượng mạnh. Ngày nay đi trên đường chúng ta thưòng bắt gặp những nhân viên tiếp thị sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Tạo ra sự nổi bật bằng sử dụng đồng bộ máu sắc rực rỡ của đồng phục cùng sản phẩm sẽ gây được sự chú ý tốt. Những màu thường được sử dụng là màu đỏ, vàng cam, xanh…


Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sẽ đến được đại đa số quần chúng. Hoạt động này đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó trở nên thông lệ trong việc tiếp nhận thông tin dù muốn dù không. Hình thức này thưòng lặp đi lặp lại khiến cho người xem nhớ được nội dung giới thiệu. Vì lượng thời gian ít nên nội dung quảng cáo phải cô đọng súc tích, hình ảnh đẹp gây ấn tượng cho người xem.

Tài trợ các cuộc thi, các chương trình truyền hình… cũng là những hình thức được các nhà sản xuất quan tâm đề cập tới. Ngoài việc xây dựng, thiết kế chương trình sao cho thu hút sự quan tâm của khán giả thì việc lồng ghép khéo léo những hình thức quảng cáo như: tặng thưởng, tờ rơi tờ gấp, băng rôn biểu ngữ quảng cáo… đòi hỏi những người thiết kế có sự quan tâm đặc biệt.

Có những phương pháp thiết kế rất hay nhưng hiệu quả công việc quảng cáo lại không cao bởi nếu chỉ thoả mãn nhu cầu làm đẹp, thì thiết kế đó chỉ đạt được chức năng thẩm mỹ thị giác. Để đạt được hiệu quả cao trong quảng cáo thì thiết kế phải cùng lúc thoả mãn nhiều chức năng khác. Điều đó giúp các nhà thiết kế định hướng một cách khách quan cho hình thức sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

Các hình thức quảng cao giới thiệu mở rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc lựa chọn nội dung quảng cáo với hình thức sao cho phù hợp đạt được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi nhà thiết kế có chiến lược phù hợp. Elextrolux dựa trên uy tín của sản phẩm “giá mọi thứ đều bền như Elextrolux” hoặc “Suzuki là sành điệu”… thì màu sắc cũng là mục tiêu cho chiến lược quảng cáo. “Một gam màu mới, một cách nhìn mới đó không chỉ là kiểu dáng thời trang hay hình tượng thể thao mà còn là sự trang trọng thanh lịch.

 Tất cả là sự kết hợp hoàn hảo để khởi đầu cho sự ra đời của một bứt phá ngoạn mục về màu sắc. Bạn có thể đã biết, đã nghe và cảm nhận được, nhưng bạn chưa từng thấy bao giờ. Honda Future Titanium Matallic mang đến cho bạn nhiều ngạc nhiên phấn khích”. Đó là ý tưởng quảng cáo đầy sáng tạo lôi cuốn của hãng Honda. Con người sáng tạo ra những màu sắc hợp thị hiếu thẩm mỹ công chúng khiến nhìn nhận về màu sắc của con người thay đổi. Nó tạo nên những xu hướng mốt trong màu sắc.

Màu sắc trong sản phẩm không chỉ là hình thức bên ngoài thể hiện thị hiếu thẩm mỹ, mà còn là cái bên trong bộc lộ tính cách con người của bạn. Đó chính là gu, là “gam màu của bạn” mà Honda đã xây dựng. Bạn có quyền lựa chọn một màu đỏ rực rỡ, đam mê, một màu xanh tươi trẻ, một màu tím sang trọng và quý phái, một màu rêu thâm trầm mà sâu lắng… Sự biến tấu trong màu sắc thể hiện sự độc đáo trong màu sắc của sản phẩm, sẽ đem đến cho nhà sản xuất sự thành công với những sắc màu lôi cuốn cùng một hình thức quảng cáo mới lạ, ấn tượng.

Cùng quảng cáo sản phẩm trong một không gian rộng lớn là điều các nhà sản xuất quan tâm trong xã hội hiện đại. Hội trợ triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp tự giới thiệu mình trước công chúng. Đây thực sự là một cuộc trình diễn hoành tráng về sắc màu của quảng cáo đồ hoạ. Sự có mặt của rất nhiều các sản phẩm từ mọi miền hội tụ đã đem đến cho triển lãm một khuôn mặt của lễ hội, của màu sắc. Làm thế nào để thu hút khách hàng tới gian hàng của mình, làm thế nào để nổi bật, thật ấn tượng? Màu sắc trong quảng cáo hội trợ sẽ góp phần thành công trong triển lãm.

Bước chân vào trung tâm triển lãm, ngoài những âm thanh sôi động như thúc giục đôi chân rảo bước thì màu sắc xung quanh khiến không khí trở nên đông vui, sôi động hơn. Đó là những màu đỏ, vàng, cam, lam, tím… của băng rôn khẩu ngữ, của hàng cờ như reo vui, như vẫy chào. Trên cao hơn là những chùm bóng rực rỡ đầy màu sắc cùng dải băng xanh, đỏ nổi bật trên nền trời sáng. Hoà vào màu sắc tưng bừng của lễ hội là những dòng người với đủ màu sắc của trang phục. Công chúng đến để vui chơi, giải trí, mua sắm hàng hoá. Các doanh nghiệp đến tìm cơ hội giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh. Một bên cung cấp thông tin và một bên là nơi tiếp nhận thông tin.

 Hội trợ triển lãm là nơi các doanh nghiệp tự khẳng định mình trực tiếp trước quần chúng. Các nhà sản xuất thường mang đến đây những sản phẩm độc đáo nhất của mình. Sự đồng bộ từ trang phục đến cách bày trí sẽ gây được ấn tượng, tạo uy tín, thanh thế cho công ty. Màu sắc sống động, mới mẻ toát lên sự hài hoà bắt mắt gây sự tập trung của thị giác. Ta có thể bắt gặp muôn màu muôn sắc của cuộc sống trong triển lãm. Đó là những màu sang trọng, quý phái với các gam màu trầm như: nâu đỏ, trắng, ghi, xanh, xanh đen… của những sản phẩm thời trang. Một tông màu vàng rực rỡ đầy hương vị của sản phẩm thực phẩm. Những sắc màu xanh lạnh, ghi tạo sự tin cậy của đồ điện tử gia dụng…

Tất cả như cạnh tranh nhau, tôn nhau, hoà vào nhau làm nên một bản đồng ca lớn về màu sắc trong quảng cáo. Vào hội trợ để làm đẹp hết mình, khoe hết mình, thể hiện hết mình. Những kết quả thu được là vô cùng lớn. Những công ty lớn tiếp tục khẳng định mình, những công ty mới thành lập thì giới thiệu về mình, khách hàng có cơ hội tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mình…

Nhu cầu và mục tiêu gặp nhau ở một điểm chung đó là cái đẹp. Mọi người tìm cái đẹp thông qua màu sắc, các nhà sản xuất đáp ứng thị hiếu đẹp thông qua màu sắc. Màu sắc chính là cầu nối giữa cái đẹp với con người, làm cho cuộc sống của con người ngày càng đẹp hơn.

Phòng Maketing Online
Châu Á group


Quảng cáo thương mại

Quảng cáo thương mại là hoạt động có mục đích xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. Mục đích của quảng cáo thương mại thường là giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.

Về nguyên tắc, nhìn chung doanh nghiệp có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê người khác (công ty quảng cáo chuyên nghiệp) thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.

Lưu ý là các Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Và doanh nghiệp nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê các công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện chứ không được “trực tiếp” quảng cáo.

Một mẫu quảng cáo về kem cạo râu có hình thức vui, ngộ ( ảnh internet)

Các quảng cáo thương mại bị cấm gồm:

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

- Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.

- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.

- Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.

- Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.

- Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

Thuật ngữ pháp lý Ecolaw là sản phẩm trí tuệ của Công ty luật hợp danh Ecolaw, có ý nghĩa và nên sử dụng như là tài liệu tham khảo. Công ty luật hợp danh Ecolaw không chịu trách nhiệm trong trường hợp Quí vị sử dụng vào các mục đích khác.

Để thuận tiện trong việc tra cứu, Quí vị có thể truy cập vào "Danh mục thuật ngữ pháp lý Ecolaw" và tìm thuật ngữ mà mình muốn tra cứu.

Phòng Maketing Online

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Các hình thức quảng cáo trên website

Với tư cách là một nhà tài trợ - cung cấp tất cả hoặc một phần vốn cho một chương trình dự án nhất định: có thể là một trang web, một bản tin điện tử hay một diễn đàn thảo luận trực tuyến, chắc chắn bạn sẽ có được một vị trí quảng cáo đẹp nhất, có khả năng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng.

Web là một "môi trường" rất hiệu quả, cung cấp nhiều cơ hội thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến công ty và sản phẩm của bạn thông qua các chương trình quảng cáo: Có thể dưới hình thức một banner quảng cáo sống động với những hoạt ảnh GIF trên một website có mạng lưới truy cập lớn hay đặt một đoạn text quảng cáo vào trong một bản tin điện tử

1. Đặt banner quảng cáo

Để thiết kế một banner quảng cáo hiệu quả đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, điều quan trọng là việc phác thảo kế hoạch ban đầu cho chiến dịch quảng cáo của bạn đã thực sự là tối ưu chưa? Bạn có thể dành một chút thời gian của mình để tham khảo tại BannerWorkz.com, công việc sẽ đỡ phức tạp hơn đối với bạn.

Tiếp theo, sau khi bạn đã lên được kế hoạch thiết kế banner, bạn cần phải tìm kiếm một vị trí tốt nhất để đặt quảng cáo của bạn. Một vị trí tốt tức là nó phải phù hợp với "đối tượng" quảng cáo của bạn, có cùng một thị trường mục tiêu, và điều quan trọng là với một chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên để tìm kiếm được một vị trí như thế hoàn toàn không dễ dàng. Bạn có thể đặt quảng cáo trên một trang web bất kỳ hay của một nhà chuyên cung cấp các khoảng không quảng cáo trên web, thậm chí bạn có thể tham gia vào các chương trình Banner Exchange Programs, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc và lựa chọn của bạn.

Website là một môi trường mà ở đó không thể phủ nhận rằng các chương trình quảng cáo có thể sẽ mang lại kết quả ngay lập tức, điều này hoàn toàn khác với các hình thức quảng cáo truyền thống khác. Chính vì vậy, việc theo dõi hiệu quả quảng cáo banner trên web là hết sức cần thiết, và có thể thay đổi ngay được chiến dịch quảng cáo bất kỳ khi nào mà số lượng truy cập không tăng thêm.

Có 3 loại hình quảng cáo banner phổ biến: 


Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF và JPEG, có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức quảng cáo phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.
Quảng cáo In-line (In-line ads): Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như quảng cáo banner truyền thống, quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.

Quảng cáo pop-up (Pop up ads): Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng, khi bạn nhắc chuột vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó trên website. Sau khi nhấn chuốt, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung được quảng cáo. Tuy nhiên một số khách hàng tỏ ra không hài lòng về hình thức quảng cáo này, bởi vì họ phải nhắc chuột để di chuyển hay đóng cửa sổ đó lại khi muốn quay trở lại trang cũ.

2. Quảng cáo trong các tạp chí điện tử

Có hàng trăm nghìn bản tin điện tử, các nhóm diễn đàn và các danh sách những địa chỉ nhận thông tin thường xuyên hoạt động trong môi trường web. Đó cũng là một cơ hội tốt để bạn tìm kiếm một vị trí cho quảng cáo của mình. Tuy nhiên, câu hỏi lại được đặt ra ở đây là: Thế nào là một vị trí tốt và cách tìm kiếm nó như thế nào?
Trước tiên, bạn cần phải cân nhắc và xác định được đối tượng độc giả của các tạp chí điện tử đó có phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn hay không? Nó có thường xuyên được phát hành? Và nội dung của nó có hữu ích và có giá trị để thu hút người đọc hay không?

Thứ hai, tất nhiên bạn cũng không nên bỏ qua vấn đề "chi phí" cho việc đặt quảng cáo của bạn. Chi phí đó có thể thay đổi, không chỉ phụ thuộc vào nội dung và tính phổ biến của tạp chí, mà còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: vị trí xuất hiện quảng cáo của bạn trên màn hình: phía trên, ở giữa hay phía dưới; các tạp chí điện tử với lượng danh sách đăng ký ít tất nhiên sẽ chấp nhận đặt quảng cáo của bạn với một chi phí thấp, không đáng kể.

3. Tài trợ cho một website hay một bản tin điện tử

Tham dự với tư cách là một nhà tài trợ, bạn cũng có thể thay đổi quảng cáo, làm cho nó xuất hiện nổi bật bằng một đường nhấn kỹ xảo nào đó nhằm tăng sự thu hút đối với khách truy cập website hay độc giả của các bản tin điện tử.


Tất nhiên, khi muốn trở thành một nhà tài trợ, bạn cũng nên cân nhắc, xác định rõ mối quan hệ giữa thị trường mục tiêu mà quảng cáo của bạn muốn nhằm đến với thị trường khách hàng của các website và tạp chí điện tử. Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo với tư cách là một nhà tài trợ.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Đứng lên từ thất bại

Lời đầu tiên cho tôi gởi lời cảm ơn đến các thành viên thành lập nên diễn đàn, một diễn đàn mà theo đánh giá của bản thân, nó sẽ giúp ích cho rất nhiều người, trong đó có tôi. Thông qua diễn đàn chúng ta có thể nói ra những suy nghĩ, những kinh nghiệm, những bài học... của bản thân và nhận được những chia sẻ, những lời khuyên của mọi người và thậm chí đó còn là những bài học cho thế hệ đi sau, để rồi thế hệ sau sẽ có nhiều cơ hội và nhiều bài học quý giá hơn cho đời, khi bắt đầu đi trên con đường chinh phục cuộc sống. Vết xe đổ của thế hệ đi trước là bài học, là kinh nghiệm xương máu cho thế hệ sau.

Tôi xuất thân trong gia đình nghèo tại một vùng quê tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù gia đình thuộc diện nghèo của xã, gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống, nhưng ba mẹ tôi không bao giờ bảo anh chị em tôi phải nghỉ học mặc dù ba tôi bị bệnh và chỉ có một mình mẹ tôi lo cuộc sống gia đình. Cũng từ đó, hình ảnh người mẹ tần tảo, thức khuya dậy sớm đã in sâu tâm trí tôi.

Lúc nào mẹ cũng khuyên anh em tôi: “Dù có khổ đến mấy tụi con phải cố gắng học, phải học, đừng để giống ba mẹ, ba mẹ khổ rồi, nên ba mẹ không muốn tụi con khổ như ba mẹ". Lời khuyên đó mà đến giờ trong ký ức tôi còn nhớ mãi từng lời nói, từng cử chỉ và những giọt nước mắt của mẹ. Và cũng từ đó tôi đã đặt cho mình một quyết tâm, một ý chí, một hoài bão phải học, chỉ có học mới thay đổi số phận của gia đình.

Nhưng rồi, vì hoàn cảnh khó khăn, mấy chị tôi đành phải dừng bước, không đi học nữa, mà ở nhà đi làm phụ giúp gia đình. Nhưng tôi thì khác, tôi quyết tâm bằng hết nổ lực, mà giờ khi về xóm tôi, hỏi tên tôi từ già đến trẻ ai cũng yêu mến. Ngoài thời gian ở trường học, khi về nhà là tôi xách cuốc vào rãnh, đi chăn bò, đi kiếm củi, đi làm mướn, khác với những đứa trẻ khác, nghỉ hè họ được về quê chơi với ông bà, còn tôi phải vào rẫy phụ giúp ba mẹ. Và cứ thế tới năm tôi học lớp 11, bước sang năm 12, tôi đã không còn là mình nữa. 11 năm học luôn đạt học sinh giỏi của trường, đến năm 12 tôi đã đánh mất đi bản thân.

Cái tuổi mới lớn đã đưa tôi vào cuộc chơi, những sở thích của người lớn... để rồi quên đi hình bóng mẹ hiền và những lời khuyên của mẹ. Kết thúc năm 12 tôi được học sinh khá, với tấm bằng tối nghiệp loại khá và rồi tôi đã xuống mảnh đất Sài Gòn với ấp ủ thi vào một trường đại học. Nhưng rồi một lần nữa, mảnh đất nhiều cạm bẫy, cộng với tuổi mới lớn, không làm chủ bản thân tôi đã tự mình đánh mất đi cơ hội. tôi đã rớt kì thi đại học. Khi cầm giấy báo điểm mà hình ảnh mẹ cứ lẩn quẩt trong đầu. Tôi đau buồn và suy nghĩ rất nhiều. Đó là thất bại đầu đời mà tôi muốn chia sẻ với mọi người .

Và cuối cùng vì không có điều kiện ôn thi lại, tôi đã quyết định đăng kí nguyện vọng 2 - 3 vào 2 trường, 1 cao đẳng, 1 trường đại học. Tôi đã đậu cả 2 và cuối cùng tôi chọn trường cao đẳng để học vì nhà không có điều kiện nuôi tôi ăn học ở mảnh đất thành phố nên tôi phải đi làm rất nhiều ngành nghề để kiếm thêm thu nhập. Vì không có điều kiện học nên 3 năm học tại trường tôi đã nợ trường lại 2 môn, khác với các bạn khác, trả xong nợ rồi mới đi làm. Tôi được một công ty giới thiệu vào làm. Tôi quyết định đi làm để giúp đỡ gia đình. Hằng tháng tôi dành dụm gởi về cho mẹ, để mẹ trang trải gia đình. 

Sau thời gian làm tại công ty, tôi cảm thấy chán vì vật giá leo thang, lương thì không tăng, cộng với công ty không có chính sách hỗ trợ. Tôi đã xin nghỉ và xin vào làm việc tại một công ty khác. Tôi được vào làm ở vị trí quản lí với mức lương mà mấy đứa bạn học chung phải khao khát.

Khi đó tôi mừng lắm, tôi đã lao vào làm việc như một người thèm khát công việc và từ đó tôi luôn được sự yêu mến của cấp trên. Cũng từ đó tôi trở thành cái gai của một số kẻ ích kỉ mà tôi không hề hay biết. Và chuyện gì tới cũng sẽ tới, tôi đã nhận lệnh thôi việc với những lí do mà khi đọc xong tôi muốn tức cười. Tôi muốn thét lên: "Trời ơi, sao đối xử tôi như thế?". Một công việc mà tôi đặt trọn niềm tin, mong nó sẽ thay đổi số phận của cuộc đời nhưng giờ chẳng còn gì. Nó đã trở về con số không tròn trĩnh.

Chắc ai đã từng ở hoàn cảnh tôi mới hiểu được tâm trạng của tôi lúc đó. đúng là kẻ yếu thế lúc nào cũng nhận sự thua thiệt. Tất cả đều không cho tôi một lời giải thích nào. Cuối cùng, tôi đã lặng lẽ ra đi, mà quên chào những người đồng nghiệp luôn yêu thương, giúp đỡ tôi thời gian qua. Họ đã gọi điện và khóc thay cho tôi, còn tôi thì muốn khóc lắm, khóc thật to, nhưng không tài nào khóc được, sự uất ức cộng với sự thất vọng tràn trề. Đây là thất bại thứ 2 trong đời tôi .

Và một lần nữa tôi lại đứng dậy, rồi tiếp tục đi tìm cho mình một cơ hội mới, một cơ hội mong sẽ tốt đẹp hơn.

Sưu tầm từ Internet

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Quảng cáo trực tuyến - phương thức marketing hiệu quả và kinh tế nhất

Ngày 4.8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo về Giải pháp tiếp thị trực tuyến tại TP.HCM.

Qua buổi hội thảo những người làm công tác quảng cáo, tiếp thị đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong TP đã có cái nhìn tổng quát về tiếp thị trực tuyến và những giải pháp thiết thực giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả quảng cáo trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tại hội thảo, các diễn giả đã khẳng định, doanh nghiệp cần phải có bước đi sáng tạo, mang tính đột phá trong marketing và sử dụng internet như một phương cách để duy trì chi phí hợp lý, mà trong đó, quảng cáo trực tuyến là phương thức hiệu quả nhất và kinh tế nhất so với các phương tiện marketing truyền thống.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, đại diện VCCI đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của tiếp thị trực tuyến hiện nay như một giải pháp sáng tạo, đột phá, giúp doanh nghiệp vẫn đạt doanh số cao trong khi tiết kiệm chi phí tối đa, đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh thị trường hoặc hồi phục trong suy thoái kinh tế.

Hiện nay, 24% dân số Việt Nam sử dụng internet và internet trong những năm gần đây đã nổi lên như một kênh truyền thông có tiềm năng quảng bá rất lớn và là sự lựa chọn thông minh cho các nhà quảng cáo, tiếp thị.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Chiến lược quảng cáo trực tuyến

Các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc dốc tiền vào việc quảng cáo, nhưng sự thật là hầu hết trong số họ đều không để ý xem công cụ quảng cáo nào hiệu quả nhất hoặc vạch một kế hoạch chiến lược khi mà họ sẵn có Internet. Một kế hoạch quảng cáo trực tuyến sẽ giúp bạn xác định mục tiêu và thị trường tiềm năng ngay khi có những chuyển biến tích cực. Quảng cáo trực tuyến sẽ gia tăng lượng khách ghé thăm Website của bạn, tăng hiệu ứng khách hàng, khuyếch trương sản phẩm và công ty.

Bạn muốn khởi nghiệp mà không cần một kế hoạch kinh doanh? Bạn muốn có một chỗ quảng cáo trong những trang vàng, và đợi khách hàng tìm đến với bạn? Bạn muốn trả hàng nghìn đô la để có một biển quảng cáo nơi công cộng?

Nếu bạn nằm trong số những doanh nghiệp mới thành lập, câu trả lời của bạn có thể là “không” cho tất cả những câu hỏi trên. Các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc dốc tiền vào việc quảng cáo, nhưng sự thật là hầu hết trong số họ đều không để ý xem công cụ quảng cáo nào hiệu quả nhất hoặc vạch một kế hoạch chiến lược khi mà họ sẵn có Internet.


Không phải cứ bỏ ra hàng nghìn đô la cho việc thiết kế và phát triển thì sẽ quảng bá thành công. Tại sao vậy?

Rất nhiều người quan niệm rằng, một web designer (nhà thiết kế web) sẽ là một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trên mạng và rằng họ cũng sẽ thông thạo những công cụ tìm kiếm. Thực tế đã làm cho các Doanh nghiệp phải thất vọng. 

Bạn tìm đâu ra một người có kinh nghiệm để giải quyết tất cả các vấn đề như:

 
- Doanh thu ít ỏi, không ổn định.

- Tạo report hoặc newsletter để chào hàng.

- Lưu lượng hàng hóa không gia tăng.

- Nhận được rất ít yêu cầu cho sản phẩm, dịch vụ qua email hoặc điện thoại.





Làm thế nào để giải quyết những vấn đề đó? Một kế hoạch quảng cáo trực tuyến sẽ giúp bạn xác định mục tiêu và thị trường tiềm năng ngay khi có những chuyển biến tích cực theo 5 mức dưới đây:

   - Quảng cáo, thăm dò thị trường và khách hàng mục tiêu.

- Gây dựng lòng tin với khách hàng.

- Hỗ trợ và thu hút khách hàng trong suốt quá trình.

- Giới thiệu Sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 - Tiếp cận và bán hàng thành công.

Hãy thăm dò thật kỹ và thử thực hiện theo các bước trên, bạn sẽ hiểu mức độ thành công với Doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào những yếu tố nào.

Quảng cáo trực tuyến sẽ gia tăng lượng khách ghé thăm Website của bạn, tăng hiệu ứng khách hàng, khuyếch trương sản phẩm và công ty. 

Hy vọng các Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc quảng bá thương hiệu của mình trong cộng đồng Internet rộng lớn hiện nay.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Quảng cáo trực tuyến là gì ?

Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.

Quảng cáo trực tuyến là gì ?

Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế. 

Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến
  • Khả năng nhắm chọn
Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp. 
  • Khả năng theo dõi
Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?

Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.
  • Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
  • Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet. 

Ngoài ra quảng cáo trực tuyến còn có một ưu điểm khác đó là chi phí rẻ hơn quảng cáo trên báo giấy và trên truyền hình rất nhiều.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Web Hosting